Du lịch xanh tại các vườn quốc gia Việt Nam

Việt Nam ta sở hữu một trong những hệ sinh thái phong phú và đa dạng nhất Đông Nam Á, tựa như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với vô vàn điều kỳ diệu đang chờ đón các tín đồ yêu thích khám phá thiên nhiên. Từ những khu rừng nguyên sinh xanh mướt đến các dãy núi hùng vĩ, từ những vịnh biển hoang sơ đến các đồng bằng ngập nước, hệ thống vườn quốc gia ở Việt Nam là những “viên ngọc ẩn mình” chưa được khám phá hết, với tiềm năng du lịch thiên nhiên vô cùng lớn. Những địa điểm này không chỉ là kho báu của động thực vật mà còn là những điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và gần gũi với thiên nhiên.

1. Giới thiệu chung về hệ thống Vườn Quốc Gia Việt Nam

Việt Nam hiện có hệ thống các vườn quốc gia trải dài khắp cả nước, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng về địa hình, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Những khu rừng nguyên sinh, dãy núi hùng vĩ, hệ sinh thái biển phong phú và các vùng đất ngập nước độc đáo tạo nên tiềm năng lớn cho du lịch thiên nhiên bền vững.

2. Danh Sách Các Vườn Quốc Gia Việt Nam

Miền Bắc:

Ảnh: Vịnh Bái Tử Long – Khánh Trần

  1. Vườn Quốc Gia Ba Bể (Bắc Kạn): Hồ Ba Bể tuyệt đẹp, hệ thống hang động kỳ vĩ và rừng nhiệt đới nguyên sinh.
  2. Vườn Quốc Gia Hoàng Liên (Lào Cai): Đỉnh Fansipan cao nhất Đông Dương, hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm.
  3. Vườn Quốc Gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang): là một trong những khu rừng sinh thái lớn nhất miền Bắc, trải dài 80 km qua ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Vườn có tổng diện tích gần 37.000 ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh tự nhiên và ranh giới từ độ cao 100 m trở lên vòng quanh núi Tam Đảo.
  4. Vườn Quốc Gia Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng): Nằm trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, có lợi thế lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Nơi đây đã từng được người Pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng từ đầu thế kỷ 20.
  5. Vườn Quốc Gia Hoàng Liên – (Lào Cai & Lai Châu): Đến với Vườn Quốc gia Hoàng Liên bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian thiên nhiên rộng lớn với hệ động thực vật đa dạng. National Geographic đánh giá khu vườn mang đến một thế giới khác biệt hẳn ở Việt Nam.
  6. Vườn Quốc Gia Xuân Sơn (Phú Thọ): Hệ thống hang động đá vôi, suối nước nóng và rừng nguyên sinh.
  7. Vườn Quốc Gia Ba Vì (Hà Nội): Cảnh quan hùng vĩ, khu di tích lịch sử và nhiều loài thảo dược quý.
  8. Vườn Quốc Gia Cát Bà (Hải Phòng): Hệ sinh thái rừng trên đảo, rạn san hô và vịnh Lan Hạ tuyệt đẹp.
  9. Vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Quảng Ninh): Cảnh quan vịnh biển hoang sơ, hệ thống hang động và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  10. Vườn Quốc Gia Yên Tử (Quảng Ninh): Cảnh quan núi non hùng vĩ, nơi gắn liền với Phật giáo Việt Nam.
  11. Vườn Quốc Gia Cúc Phương (Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình): Khu bảo tồn linh trưởng nổi tiếng, rừng nhiệt đới nguyên sinh và động vật hoang dã.
  12. Vườn Quốc Gia Bến En (Thanh Hóa): Hồ Bến En tuyệt đẹp, rừng nguyên sinh và hệ động thực vật đa dạng.
  13. Vườn Quốc Gia Xuân Liên (Thanh Hóa): Vườn quốc gia Xuân Liên còn là nơi phân bố số lượng quần thể vượn đen má trắng lớn nhất Việt Nam với 64 đàn, 182 cá thể; trên 200 cá thể voọc xám… Đặc biệt, vào tháng 10/2014, các nhà khoa học phát hiện quần thể mang Muntiacus rooseveltorum với khoảng 30 con sinh sống trong Xuân Liên. Loài mang có tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum thuộc họ hươu nai (Cervidae) từng sinh sống tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và được xem đã tuyệt chủng từ gần 100 năm trước. Mẫu sọ về loài mang này hiện chỉ còn lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ.
  14. Vườn Quốc Gia Pù Mát (Nghệ An): Rừng rậm nhiệt đới, nơi bảo tồn loài voi châu Á quý hiếm.

Miền Trung:

Ảnh: Hang Sơn Đoòng – Oxalis Adventure

  1. Vườn Quốc Gia Vũ Quang (Hà Tĩnh): Khu bảo tồn loài sao la quý hiếm
  2. Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình): có diện tích hơn 123.000 ha, là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam, được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 và 2015 với các tiêu chí về địa chất địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Vùng đất này được mệnh danh là “vương quốc hang động” với những cái tên nổi tiếng như Hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường, động Phong Nha… và dòng sông Son yên bình uốn lượn tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ của vùng di sản thiên nhiên.
  3. Vườn Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): Núi Bạch Mã hùng vĩ, hệ động thực vật đa dạng, thác nước đẹp.
  4. Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh (Gia Lai): Hệ sinh thái rừng Tây Nguyên nguyên sơ, nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng.
  5. Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray (Kon Tum): Khu rừng nguyên sinh lớn nhất Tây Nguyên, nơi có loài bò tót quý hiếm.
  6. Vườn Quốc Gia Ngọc Linh (Kon Tum): Nơi sinh sống của loài sâm Ngọc Linh quý giá.
  7. Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk): Cảnh quan núi rừng hoang sơ, nhiều loài chim quý hiếm.
  8. Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng): Rừng thông đặc trưng, nơi bảo tồn loài thông hai lá dẹp quý hiếm.
  9. Vườn Quốc Gia Yok Đôn (Đắk Lắk, Đắk Nông): Rừng khộp đặc trưng, voi hoang dã và các loài động vật quý hiếm.
  10. Vườn Quốc Gia Tà Đùng (Đắk Nông): được ví von như “Vịnh Hạ Long trên cạn” với khung cảnh đáng kinh ngạc khi nhìn từ trên cao, cảnh quan hồ nước xanh ngắt giữa khu bảo tồn thiên nhiên rừng và núi đồi đan xen.
  11. Vườn Quốc Gia Núi Chúa (Ninh Thuận): Hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo nhất Đông Nam Á, nơi có công viên đá mang lại sự khác biệt với những phiến đá lớn nhỏ đầy màu sắc lấp lánh cheo leo trên mặt biển “độc nhất vô nhị”- là điểm du lịch khám phá hấp dẫn mang vẻ khác biệt đầy cuốn hút của mảnh đất Ninh Thuận đầy nắng gió.
  12. Vườn Quốc Gia Phước Bình (Ninh Thuận): Rừng rậm nhiệt đới, môi trường sống của loài bò tót lai quý hiếm.

Miền Nam:

Ảnh: VQG Cát Tiên – Báo Lâm Đồng

  1. Vườn Quốc Gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng): Là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” với hàng trăm loài động vật quý hiếm ghi tên vào Sách Đỏ Việt Nam. Khu đất ngập nước Bàu Sấu cách trung tâm vườn 14 km là nơi không nên bỏ qua. Đây là môi trường sống tự nhiên của hơn 60 loại cá sấu nước ngọt quý hiếm. Bàu Sấu được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. 
  2. Vườn Quốc Gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu): Bãi biển tuyệt đẹp, hệ sinh thái biển phong phú, khu bảo tồn rùa biển. Tour xem rùa đẻ trứng và thả rùa con về biển tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo là một trải nghiệm mà bạn nên thử một lần trong đời.
  3. Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp): Khu bảo tồn đất ngập nước, nơi sinh sống của loài sếu đầu đỏ quý hiếm.
  4. Vườn Quốc Gia U Minh Thượng (Kiên Giang): Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn hiếm có.
  5. Vườn Quốc Gia U Minh Hạ (Cà Mau): Rừng tràm ngập nước, hệ động thực vật đa dạng.
  6. Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau (Cà Mau): Điểm cực Nam Việt Nam, hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng lớn.
  7. Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh): Khu rừng khộp đặc trưng, nơi sinh sống của nhiều loài chim quý.
  8. Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập (Bình Phước): Rừng nguyên sinh, nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm.
  9. Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Kiên Giang): Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, bãi biển hoang sơ, hệ động vật phong phú.
3. Kết luận

Việc phát triển du lịch xanh bền vững tại các Vườn quốc gia không chỉ giúp bảo tồn các giá trị thiên nhiên mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các vùng sâu, vùng xa. Cùng với sự gia tăng nhu cầu khám phá thiên nhiên của du khách trong và ngoài nước, du lịch Vườn quốc gia đang trở thành một xu hướng, mở ra một tương lai du lịch xanh, bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Leave a Reply

Du lịch Xanh – Đặt Planetour!

Cùng Planetour bước đi trên những hành trình xanh

Recent Comments